Thursday, July 18, 2013

Cường độ chịu kéo của bê tông là gì?

 

bê tông, bê tông tươi, bê tông thương phẩm
Bê tông thương phẩm

 

Cường độ chịu kéo của bê tông khống chế vết nứt và ảnh hưởng đến các tính chất khác của bê tông như: độ  cứng, khả năng dính bám với cốt thép, độ bền. Cường độ chịu kéo còn liên quan đến ứng xử của bê tông dưới tác dụng của lực cắt.

Bê tông cường độ cao thì cường độ chịu kéo cũng cao hơn. Tất cả các thử nghiệm mẫu đều xác nhận điều đó từ 30 ÷ 60% tùy theo thành phần của bê tông cường độ cao. Việc cải thiện chất lượng của vùng chuyển tiếp giữa hồ xi măng và cốt liệu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng này.
Tuy nhiên cường độ chịu kéo của bê tông cường độ cao tăng chậm hơn so với tốc độ tăng cường độ chịu kéo.

Cường độ chịu kéo của bê tông được xác định bằng thí nghiệm kéo dọc trục hoặc thí nghiệm gián tiếp như kéo uốn, kéo bửa.

1. Cường độ chịu kéo dọc trục.

 Cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông rất khó xác định, do đó các số liệu rất hạn chế và thường rất khác nhau,  Nhưng phần lớn mọi người cho rằng cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông bằng khoảng 10% cường độ chịu nén.
Các nghiên cứu của trường Đại học Delft trên mẫu đường kính 120mm( 4.7 inch), chiều dài 300mm(11,8 inch), có cùng cường độ với điều kiện bảo dưỡng khác nhau. Kết quả cho thất cường độ chịu kéo của mẫu bảo dưỡng ẩm cho kết quả cao hơn khoảng 18% so với mẫu bảo dưỡng khô. Các nghiên cứu của trường Đại học Northwestern với các loại bê tông khác nhau có cường độ đến 48 MPa cho thấy cường độ chịu kéo dọc trục có thể biểu diễn theo cường độ chịu nén.

bê tông, bê tông tươi, bê tông thương phẩm
Bê Tông Tươi Sông Đà

2. Cường độ chịu kéo gián tiếp.

 Cường độ chịu kéo gián tiếp được xác định thông qua thí nghiệm kéo bửa hoặc thí nghiệm kéo uốn
+ Cường độ kéo bửa
Theo ACI 363, cường độ  kéo bửa của bê tông nặng có quan hệ với cường độ chịu nén.
Cường độ chịu kéo của bê tông dùng muội Silic cũng có quan hệ với cường độ chịu nén như đối với các loại bê tông khác.
+ Cường độ kéo uốn.
Cường độ kéo uốn được xác định bằng thí nghiệm uốn mẫu dầm tiêu chuẩn. Các kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ kéo uốn bằng khoảng 15% cường độ chịu nén của bê tông.
Các kết quả thí nghiệm uốn một trục và hai trục cho thấy cường độ chịu kéo uốn một trục cao hơn cường độ chịu uốn hai trục khoản 38%.
Đối với bê tông dùng muội silic, tỉ lệ giữa cường độ chịu kéo và cường độ chịu nén cũng tương tự như các loại bê tông cường độ cao khác.


0 comments:

Post a Comment