Bê tông mái là một trong những kết cấu đòi hỏi yếu tố kỹ thuật hết sức khắt khe đặc biệt là khả năng chống thấm và độ cứng không gian lớn cho công trình. Khi đổ phải làm sao đảm bảo được khả năng cách nhiệt, chịu được mưa nắng vì thế mà loại bê tông tươi dùng để đổ mái cũng đòi hỏi phải là loại đảm bảo chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi đổ bê tông mái qua bài viết dưới đây.
Do yêu cầu cần đảm bảo độ chặt sau đầm nên khi lựa chọn bê tông tươi để đổ mái thì bạn nên chọn loại mác 200, vì khi sử dụng loại mác này bạn sẽ cần tăng lượng cát, giảm đá dăm so với các loại mác thông thường để dễ đổ, dễ đầm. Tỷ lệ cấp phối xi măng : 350 Kg, đá dăm 1×2:0,8m3, cát vàng : 0,5m3 nước : 200 lít . Vữa bê tông này sẽ dẻo dễ đổ , dễ dan gạt và đầm do lượng cát nhiều hơn thông thường và đá có giảm đôi chút .
Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong các bạn cần chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa . Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được . Nếu thấy dính không tạo được viết lóm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm . Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại , không thể đầm được nữa . Khi trời nắng tốt , thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giò . Khi nước nổi lên bề mặt , rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ ( không dùng bàn xoa thép ) xoa kỹ cho phẳng . Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước . Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt , đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15% . Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng , nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng
Chúng tôi hi vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về xây dựng, về kỹ thuật thi công mái để đảm bảo tính kỹ thuật và chất lượng cho công trình xây dựng
Thi công đổ bê tông mái
Khi thi công kết cấu mái này thì cũng tương tự như đổ bê tông sàn nhưng chỉ khác là thi công mái thì phải đảm bảo được yêu cầu cách nhiệt, khả năng chịu nước, chịu mưa nắng, không bị nứt, không bị dột.
Mái là kết cấu nằm ở phần cao nhất của công trình xây dựng, chúng có các lớp cấu tạo khác so với sàn. Nhưng khi tiến hành thi công đổ bê tông mái thì cũng thực hiện tương tự như đổ sàn.
Khi công trình xây dựng được diễn ra vào mùa hè với nhiệt độ trên 30 độ C thì nếu bạn tiến hành đổ bê tông mái thì cần đổ liên tục để đảm bảo tính ninh kết. Trừ trường hợp bắt buộc phải tạm dừng thi công thì cần chờ bê tông ninh kết tương đối trong khoảng từ 1 đến 2 ngày thì lúc đó mới tiếp tục đổ.
Khi đổ bê tông nối tiếp phải thực hiện đúng quy phạm khớp nối về khe thi công, mạch thi công. Những nội dung này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn trong thời gian tới.
Lưu ý khi đổ bê tông mái
Sau khi đổ bê tông mái, đầm và gạt mặt xong các bạn cần chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa . Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được . Nếu thấy dính không tạo được viết lóm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm . Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại , không thể đầm được nữa . Khi trời nắng tốt , thời điểm đầm lại là khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời râm mát có thể đến 4 giò . Khi nước nổi lên bề mặt , rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ ( không dùng bàn xoa thép ) xoa kỹ cho phẳng . Làm như vậy để tạo cho bê tông mái một lớp mặt tốt khó thấm nước . Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt bê tông nên chống thấm tốt , đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10-15% . Nhưng chú ý lớp xi măng bột cần rắc thưa và mỏng , nếu lạm dụng dễ gây nứt mặt bê tông, phản tác dụng
Chúng tôi hi vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về xây dựng, về kỹ thuật thi công mái để đảm bảo tính kỹ thuật và chất lượng cho công trình xây dựng
0 comments:
Post a Comment