Tính chất Co Ngót của bê tông
Các biến dạng tự
do của bê tông (co ngót và nở) là những tính chất quan trọng nhất đối với người
xây dựng. Việc kiểm tra chính xác công trình đòi hỏi tính đến các biến dạng này. Hơn nữa,
các biến dạng tự do không đồng nhất trong các khối thường dẫn đến các vết nứt,
các rãnh đặc biệt thấm nhập các tác nhân gây hại. Do đó, việc thiết kế công
trình có độ bền cao cần làm chủ được các biến dạng tự do và các ảnh hưởng cơ học
của chúng.
Trước hết cần nhắc
lại các cơ cấu chính của co ngót bê tông. Sau đó rút ra xu hướng chung của co
ngót ở bê tông cường độ cao từ thành phần của chúng. Tiếp đó xem xét một số các bê tông cường độ cao và rất cao có thành phần khác nhau được thí nghiệm gần đây ở LCPC. Cuối cùng rút ra kết luận về việc không
có quan hệ trực tiếp giữa co ngót và cường độ bê tông: giữa bê tông thường và
bê tông cường độ cao, tồn tại một lựa chọn tự do cho người thiết kế, cùng một
cường độ có thể có nhiều tổ hợp chất kết dính (xi măng, muội silic, phụ gia
...)
1. Cơ chế lý - hoá của co ngót bê tông thường.
Co ngót bê tông |
Hai chỉ tiêu nội
tại kiểm soát các biến dạng tự do của bê tông: nhiệt độ và hàm lượng nước tự
do.
Ta biết rằng nhiệt
độ bê tông có thể biến đổi theo thời gian, hoặc do thủy hóa (các phản ứng thường
tỏa nhiệt và đóng vai trò là nguồn gây nhiệt nội tại), hoặc do trao đổi nhiệt với
phần còn lại của cấu kiện hay môi trường. Sự biến đổi nhiệt độ này dẫn đến các
biến dạng tự do tỉ lệ với chúng theo một hệ số quen thuộc (hệ số giãn nỡ nhiệt,
giảm dần khi tăng phản ứng thủy hóa).
Cũng như vậy,
hàm lượng nước tự do có thể thay đổi bên trong do thủy hoá mất một phần nước,
hay bên ngoài do biến đổi độ ẩm. Cũng như vậy, một hằng số vật lý (hệ số giảm
nước) cho phép tính toán biến dạng tự do liên quan. Ở tỉ lệ cấu trúc vi mô, lý
thuyết mao dẫn cho phép hiểu được làm thế nào sự lấp đầy một phần của nước
trong môi trường rỗng với độ phân bố rộng có thể dẫn tới một trạng thái nội ứng
suất. Từ ái lực của nước với bề mặt rắn (hấp phụ), các lỗ rỗng nhỏ nhất được lấp
đầy trước tiên. Do đó, với một lượng nước cho trước, tồn tại một kích thước lỗ
rỗng giới hạn, mà vượt qua đó các khoang rỗng không bão hòa. Bên trong mỗi
khoang, bề mặt phân chia pha lỏng và khí chịu kéo tức thời và ứng suất càng lớn
khi độ cong càng lớn, tương ứng với lỗ rỗng nhỏ. Cũng như vậy, khi lượng nước tự
do giảm, kích thước lỗ rỗng, liên quan tới sức căng mao quản, cũng giảm, và kết
quả vĩ mô của hiện tượng (co cấu trúc rắn dưới ảnh hưởng của một loại “tiền ứng
suất ẩm”) tăng. Ứng xử của hệ thay đổi phụ thuộc không chỉ vào sự phân bố kích
thước lỗ rỗng mà còn vào khả năng biến dạng tổng thể, liên quan tới độ rỗng tổng
cộng.
Do sự thiếu hụt
thể tích của phản ứng thủy hóa, vữa xi măng trở thành một cấu trúc ba pha (rắn
- lỏng - khí) trong suốt quá trình thủy hóa.
Có thể chia co ngót thành 3 giai đoạn sau: Trước khi ninh kết- co ngót dẻo; trong khi
ninh kết và rắn chắc - các hiện tượng nhiệt và co ngót nội tại; ở tuổi muộn -
co ngót do mất nước.
Chính sự co
ngót do khô là đáng quan tâm và lo lắng. Đó là sự co ngót của một mẫu được tháo
khuôn ở 24 giờ sau khi được làm khô ở trong phòng với độ ẩm tương đối 50±10% và
nhiệt độ 20±10C được khống chế. Độ co ngót do khô được lấy một cách quy ước
bằng hiệu số giữa độ
co tổng cộng và độ co của cùng một mẫu không bị mất nước chút
nào.
Trong khi độ co
ngót nôi sinh cuối cùng gần gấp đôi, độ co khô giảm đi, vật liệu chỉ bao gồm rất
ít nước tự do sau khi thuỷ hoá. Độ co tổng cộng của bê tông cường độ cao được
đo trên các mẫu ^16 cm, vào khoảng hai lần nhỏ hơn trên những mẫu bê tông đối
chứng. Chú ý đến những động học đặc biệt nhanh của độ co của bê tông bê tông cường
độ cao, nó có thể tạo ra các sai số trong trường hợp so sánh trên các thí nghiệm
ngắn ngày.
Có nên lo ngại ảnh
hưởng của độ co nội tại của bê tông cường độ cao đối với qui mô của kết cấu
không? Đối với các công trình cầu hầm, phần lớn của biến dạng này xảy ra sau
khi tháo ván khuôn và khi đó các ảnh hưởng của nó giống như ảnh hưởng của một
biến dạng thuần nhất do nhiệt. Các điểm tiếp xúc của kết cấu với nền được dự kiến
để loại biến dạng đó không cần cấu tạo đặc biệt.
Độ co ngót tổng cộng
|
Bê
tông đôi chứng
|
Bê
tông cường độ cao
|
- Lúc
kêt thúc thí nghiệm
|
470
|
320
|
-
Trong thời hạn dài
|
650
|
340
|
Độ co
ngót nội tại
|
|
|
- Lúc
kêt thúc thí nghiệm
|
120
|
200
|
-
Trong thời hạn dài
|
120
|
220
|
Độ co
ngót do mất nước
|
|
|
- Lúc
kêt thúc thí nghiệm
|
350
|
120
|
-
Trong thời hạn dài
|
530
|
120
|
Từ khi bê tông rắn
chắc (đông đặc lại ), sự co bê tông được hiểu là sự tự nhiên của vật liệu mà
chưa chịu tải. Có hai loại co:
-
Sự co nội sinh hay co do khô tự
nhiên, gây ra do việc bê tông cứng dần lên.
-
Sự co do sự sấy khô, gây ra do sự
trao đổi nước giữa chất liệu trong bê tông và môi trường bên ngoài. Chú ý rằng,
độ co do bị sấy khô này có thể là số âm ( trong trường hợp này bê tông bị phồng
lên ).
Như vậy, tổng
độ co là phép cộng của hai loại độ co nói trên.
Trong trường hợp
các khối bê tông đặc, nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ co nội sinh
hay độ co do khô.
Tính động của độ
co nội sinh phụ thuộc vào tốc độ phản ứng hydrat hoá. Khi tính toán mức độ co,
trước tiên, người ta dựa vào tốc độ cứng của vật liệu và như vậy phải tính đến
các đặc tính của từng loại bê tông. Tỷ số fc (t) fc28, tuổi của bê tông non, được coi là biến kiểm tra trước 28 ngày. Vì vậy,
đối với khối bê tông đặc có độ đông cứng nhanh hơn thì tuổi bê tông có ảnh hưởng
lớn đến độ co nội sinh. Sau 28 ngày, độ co nội sinh được tính căn cứ vào thời gian.
- Nếu fc(t)fc28 > 0,1 thì có thể tính độ co theo
đề nghị của Pháp như sau:
e,d (t,f,28) - (f,2, - 20X2,2^ -
0,2). 10-5
fc28
Trong đó, £r0 là độ co nội sinh tính từ khi bê
tông đặc (kết dính đến một thời điểm nào đó tính bằng ngày). f28 là
đặc tính ứng suất vào cùng thời điểm.
Để có thể miêu tả
rõ hơn tính động của độ co nội sinh trước 28 ngày, ta có thể chấp nhận qui luật
hyperbôn về độ cứng được phân chia dựa theo các dữ liệu thực nghiệm về ứng suất
đang hiện hành.
-
Với t > 28 ngày thì,
e^fs) =
(fc28- 20) [2,8
- 1,1exp(-1/96)].106
Trong trường hợp
ứng suất thực tế đến 28 ngày rõ ràng cao hơn đặc tính ứng suất yêu cầu, sẽ chỉ
cho phép ước tính độ co nội sinh.
Bê tông cường độ
cao và chất lượng cao chịu sự sấy khô tự nhiên. Độ ẩm trong của nó, nếu không
có sự trao đổi nước với môi trường bên ngoài, sẽ giảm dần theo thời gian và
trong vòng vài tuần sẽ ổn định ở giá trị thấp (trong khi mà ứng suất nén đến 28
ngày thì tăng). Sự co do khô sấy thường có tính động chậm hơn và phụ thuộc vào
sự chênh lệch giữa độ ẩm trong và độ ẩm ngoài môi trường,
0 comments:
Post a Comment